Chứng khoán đã và đang là kênh đầu tư hấp dẫn cho mọi người, mọi nhà. Bất kể ai cũng có thể đầu tư và thu về lợi nhuận. Khi tham gia vào thị trường này, có nhiều thuật ngữ gây khó hiểu. Có lẽ bạn đã nghe nhắc nhiều về chứng khoán. Thế nhưng, bạn đã bao giờ nghe về chứng khoán kinh doanh hay chưa? Chứng khoán kinh doanh là gì? Đặc điểm của nó như thế nào? Nếu bạn muốn biết thì đừng bỏ qua bài viết này nhé! Sau đây Mua cổ phiếu sẽ cập nhật tất tần tật các thông tin về chứng khoán kinh doanh để gửi đến bạn.

Tìm hiểu về chứng khoán kinh doanh là gì?
Thị trường chứng khoán ngày càng trở nên sôi động và cuốn hút. Chính vì thế, nó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư kinh doanh chứng khoán. Chứng khoán kinh doanh có định nghĩa khác so với các loại chứng khoán khác. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về loại chứng khoán này ngay bây giờ nhé!
Xem thêm: NÊN MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN Ở ĐÂU?
Khái niệm chứng khoán kinh doanh là gì?
Chứng khoán kinh doanh là một loại chứng khoán bao gồm cả chứng khoán nợ và chứng khoán vốn. Nó bao gồm các loại chứng khoán được phát hành theo quy định của pháp luật và có mục đích kinh doanh. Nghĩa là nhà đầu tư có thể dự đoán được trong ngắn hạn sẽ bán chứng khoán đó để thu lợi nhuận. Nó được tạo ra qua việc tăng giá của chứng khoán.
Chúng ta có thể hiểu đơn giản đây là một loại tài sản có thể mua bán, trao đổi. Và hoạt động này sẽ tạo ra lợi nhuận cho công ty có phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Chứng khoán kinh doanh nằm trong các khoản mục đầu tư ngắn hạn nên nó được xem là một tài sản ngắn hạn.

Phân loại chứng khoán kinh doanh
Dựa vào các đặc trưng cơ bản của chứng khoán kinh doanh mà người ta chia nó thành 2 loại khác nhau:
- Cổ phiếu, trái phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán
- Các loại chứng khoán và công cụ tài chính khác.
Báo cáo kế toán sẽ phản ánh các loại chứng khoán kinh doanh này. Theo đó, tình hình mua, bán sẽ được phản ánh bởi tài khoản chứng khoán kinh doanh. Đồng thời, các loại chứng khoán đã kể tên ở trên cũng được thanh toán vì mục đích kinh doanh.

Hạch toán chứng khoán kinh doanh là gì?
Chứng khoán kinh doanh được hạch toán theo tài khoản 121 của Luật kinh doanh chứng khoán. Cụ thể như sau:
- Bên Nợ: Giá trị chứng khoán kinh doanh mua vào.
- Bên Có: Giá trị ghi sổ chứng khoán kinh doanh khi bán.
- Số dư bên Nợ: Giá trị chứng khoán kinh doanh tại thời điểm báo cáo.
Chứng khoán kinh doanh được quy định vào tài khoản 121 và có 3 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1211 – Cổ phiếu: Phản ánh tình hình mua, bán cổ phiếu với mục đích nắm giữ để bán kiếm lời.
- Tài khoản 1212 – Trái phiếu: Phản ánh tình hình mua, bán và thanh toán các loại trái phiếu nắm giữ để bán kiếm lời.
- Tài khoản 1218 – Chứng khoán và công cụ tài chính khác

Một số quy định về dự phòng giảm giá và nghiệp vụ chứng khoán kinh doanh là gì?
Đối với việc kinh doanh chứng khoán, hầu như các công ty đều sử dụng nó với mục đích kinh doanh là chính. Vì vậy, việc dự phòng giảm giá hay nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán là những yếu tố mà bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào cũng không thể bỏ qua. Trong Luật chứng khoán cũng đã có quy định rõ ràng về 2 tiêu chí này.
Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh là gì?
Các giá trị bị tổn thất có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào. Vậy nên việc dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh nhằm gỡ rối vì mục đích kinh doanh.
Điều 36 Thông tư 133/2016/TT-BTC yêu cầu kế toán phải tuân thủ các quy định sau:
“a) Doanh nghiệp được trích lập dự phòng đối với phần giá trị bị tổn thất có thể xảy ra khi có bằng chứng chắc chắn cho thấy giá trị thị trường của các loại chứng khoán doanh nghiệp đang nắm giữ vì mục đích kinh doanh bị giảm so với giá trị ghi sổ.
- b) Điều kiện, căn cứ và mức trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng thực hiện theo các quy định của pháp luật.
- c) Việc trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh được thực hiện ở thời điểm lập Báo cáo tài chính:
– Nếu số dự phòng phải lập năm nay cao hơn số dư dự phòng đang ghi trên sổ kế toán thì doanh nghiệp trích lập bổ sung số chênh lệch đó và ghi nhận vào chi phí tài chính trong kỳ.
– Nếu số dự phòng phải lập năm nay thấp hơn số dư dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết thì doanh nghiệp hoàn nhập số chênh lệch đó và ghi giảm chi phí tài chính.”

Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán là gì?
Một số nghiệp vụ sau sẽ được Điều 72, Luật chứng khoán 2006 sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định mà công ty có thể tiến hành:
“Điều 72. Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán
- Công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh sau đây:
- a) Môi giới chứng khoán;
- b) Tự doanh chứng khoán;
- c) Bảo lãnh phát hành chứng khoán;
- d) Tư vấn đầu tư chứng khoán.
- Công ty chứng khoán chỉ được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán khi được cấp phép thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán.
- Công ty chứng khoán chỉ được cấp phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán.”

Công ty chứng khoán kinh doanh là gì?
Một công ty kinh doanh chứng khoán sẽ được định nghĩa như thế nào? Bạn có thể hiểu đây chính là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập. Nó được hoạt động dựa theo Luật Chứng khoán và các quy định khác của pháp luật.
Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều công ty chứng khoán hoạt động theo cách này. Trong số đó, chúng ta không thể không nhắc đến Công ty Cổ phần chứng khoán Kỹ thương Techcom Securities. Đây là một công ty được thành lập từ ngân hàng Techcombank. Nó hoạt động với mục đích cung cấp dịch vụ chất lượng và là nơi giao dịch của khách hàng. Bên cạnh đó, công ty vẫn có các tài sản ngắn hạn, có thể dùng để mua bán, trao đổi và tạo ra lợi nhuận cho công ty.

Kết luận – Chứng khoán kinh doanh là gì?
Như vậy, qua bài viết trên có lẽ bạn đã hình dung được chứng khoán kinh doanh là gì. Với những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp hy vọng sẽ giúp bạn có thêm được nguồn kiến thức bổ ích. Đồng thời, chúng tôi muốn nói rằng Techcom Securities cũng sẽ là địa chỉ uy tín để bạn đầu tư và tham gia kinh doanh chứng khoán, đấy nhé!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI TECHCOM SECURITIES
- LẬP TÀI KHOẢN MUA CỔ PHIẾU CẦN BIẾT NHỮNG GÌ?
- TÌM HIỂU VỀ CHỨNG KHOÁN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU